Bệnh bạch biến gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp. Do đó, hiểu về bạch biến và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh bạch biến? Triệu chứng của bệnh bạch biến ra sao? Điều trị bệnh bạch biến như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến là tình trạng rối loạn sắc tố da, khiến da mất màu. Người mắc bạch biến có vùng da trắng mịn, màu khác thường, kích thước nhỏ hơn 5mm hoặc lớn hơn. Lông trên cơ thể cũng có thể chuyển màu trắng.

Bệnh bạch biến do các tế bào biểu bì tạo hắc tố (tế bào da sản xuất ra melanin tạo nên màu sắc cho da hoặc sắc tố) bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân nào gây bệnh bạch biến?

Chuyên gia cho rằng, bạch biến xảy ra do hệ miễn dịch rối loạn. Thay vì tiêu diệt các yếu tố lạ xâm nhập thì hệ miễn dịch lại tấn công các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tế bào hắc tố da (tế bào sản xuất ra hắc tố, sắc tố mang lại màu sắc cho da, tóc và mắt), dẫn đến hình thành mảng trắng. 

Benh-bach-bien-do-he-mien-dich-roi-loan.webp

Bệnh bạch biến do hệ miễn dịch rối loạn

Bên cạnh đó, bạch biến có thể do một số yếu tố khác như: 

  • Di truyền: Khoảng 30% số người bị bạch biến có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nghiên cứu đã phát hiện gần 50 gen được cho là có liên quan đến bệnh bạch biến, cụ thể là ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh hệ thống miễn dịch và viêm.
  • Các yếu tố môi trường: Các tác nhân tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến bao gồm cháy nắng, tiếp xúc với hóa chất, chấn thương, tổn thương da.
  • Mắc bệnh tự miễn khác: Người mắc bệnh tự miễn khác như vảy nến, lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, bệnh Hashimoto, rụng tóc từng mảng có nguy cơ cao phát triển bạch biến.

Triệu chứng của bệnh bạch biến

Các triệu chứng của bạch biến thường bắt đầu khi bạn 20 - 30 tuổi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở thời thơ ấu. Triệu chứng điển hình của bệnh là vùng da trắng, thường có bờ rõ và không bị viêm.

Các mảng da bạch biến có thể phát triển ở khu vực da bị tổn thương như vết cắt hoặc vết bỏng, dưới cánh tay, bẹn, giữa mông hoặc vùng da tiếp xúc thường xuyên với nhau. Cụ thể như sau:

  • Mất màu da loang lổ trên bàn tay, mặt, các vùng xung quanh vết hở trên cơ thể và bộ phận sinh dục.
  • Trắng hoặc bạc sớm tóc, lông mi, lông mày hoặc râu.
  • Mất màu ở cả các mô lót bên trong mũi, miệng.

Bach-bien-gay-mat-mau-da-o-bat-ky-vi-tri-nao.webp

Bạch biến gây mất màu da ở bất kỳ vị trí nào

Tùy thuộc vào loại bạch biến mà có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau như:

  • Toàn bộ bề mặt da: Bệnh bạch biến là các đốm trắng hoặc nhợt nhạt riêng lẻ. Những đốm hoặc mảng này xuất hiện nhiều hơn theo thời gian trên cơ thể. Bất kỳ vùng da nào đều có thể bị ảnh hưởng. 
  • Nhiều bộ phận trên cơ thể: Các mảng đổi màu có thể xuất hiện đối xứng trên cơ thể.
  • Chỉ một bên hoặc một phần trên cơ thể: Bạch biến từng đoạn có xu hướng xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn, tiến triển trong một hoặc hai năm rồi dừng lại.
  • Vài vùng trên cơ thể: Bạch biến khu trú có thể chỉ ảnh hưởng đến một vùng da, thường kích thước lớn hơn lòng bàn tay của người lớn. Dạng bạch biến này không lây lan, ít phổ biến hơn.
  • Mặt và tay: Vùng da bị ảnh hưởng thường là trên mặt và tay, xung quanh các lỗ trên cơ thể như mắt, mũi, tai.

Bệnh bạch biến có lây không?

Nhiều người cho rằng bạch biến có thể lây lan khi tiếp xúc với người bệnh nên có thái độ e ngại khi giao tiếp. Tuy nhiên, quan điểm này hết sức sai lầm. Bạch biến là bệnh tự miễn và không lây khi tiếp xúc. 

Thậm chí, khi ôm, hôn, nắm tay, tiếp xúc gần hơn nữa thì bệnh cũng không lây lan. Vì vậy, chúng ta không nên kì thị khi giao tiếp với người bị bạch biến. 

Bach-bien-khong-lay-lan-khi-tiep-xuc-voi-nguoi-benh.webp

Bạch biến không lây lan khi tiếp xúc với người bệnh

Bệnh bạch biến chữa được không?

Bạch biến là bệnh mạn tính nên không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện triệu chứng. Nếu bệnh bạch biến ở mặt phát triển trong khoảng 6 tháng thì có khoảng 10 - 20% cơ hội để da được phục hồi, đặc biệt là đối với người trẻ. Các phương pháp cải thiện bạch biến như dùng thuốc, liệu pháp ngụy trang, bài thuốc dân gian,... 

Thuốc tây

Mặc dù thuốc không thể điều trị khỏi hoàn toàn bạch biến nhưng có thể dùng để cải thiện màu da một số vùng hoặc ngăn bệnh phát triển. Cụ thể:

  • Thuốc kiểm soát tình trạng viêm: Sử dụng kem chứa corticosteroid bôi lên vùng da bị bạch biến có thể giúp da đều màu. Phương pháp này hiệu quả nhất khi bạch biến ở giai đoạn đầu. Còn ở giai đoạn sau thì có thể mất vài tháng mới thấy hiệu quả hoặc thậm chí lâu hơn. Dùng thuốc chứa corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như mỏng da, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận,...
  • Thuốc tiêm hoặc thuốc uống chứa corticosteroid: Sử dụng trong trường hợp bệnh đang tiến triển nhanh chóng.
  • Thuốc tác động đến hệ miễn dịch: Thuốc mỡ ức chế calcineurin như tacrolimus hoặc pimecrolimus có hiệu quả với người bị bạch biến nhẹ, đặc biệt là ở mặt và cổ. 

Quang trị liệu

Sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV để kích thích sản xuất sắc tố. Chuyên gia có thể sử dụng thêm psoralens (thuốc làm da nhạy cảm với ánh sáng hơn) kết hợp với ánh sáng UVA hoặc UVB dải hẹp không có psoralens.

Phương pháp này có thể mất vài tháng hoặc vài năm mới thấy hiệu quả, còn tùy từng người. Quang trị liệu có thể gây ung thư da nếu sử dụng kéo dài nên cần cân nhắc khi điều trị. 

Quang-tri-lieu-giup-kich-thich-san-xuat-sac-to-da.webp

Quang trị liệu giúp kích thích sản xuất sắc tố da

Phẫu thuật

Nếu bệnh bạch biến không đáp ứng với quang trị liệu thì chuyên gia có thể chỉ định các kỹ thuật ghép da khác nhau và thậm chí cấy ghép tế bào hắc tố phát triển từ những vùng da không bị ảnh hưởng của người đó. Phương pháp này áp dụng với vùng da bạch biến nhỏ. 

Liệu pháp ngụy trang

  • Trang điểm: Phương pháp này giúp ngụy trang những vùng da bị bạch biến. Sản phẩm trang điểm giúp giảm sự khác biệt về màu da. Người bệnh có thể phải thử nhiều mỹ phẩm để tìm ra loại giống màu da bình thường.
  • Thuốc nhuộm: Nếu bạch biến ảnh hưởng đến tóc thì có thể sử dụng thuốc nhuộm.
  • Dùng kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 50 trở lên để che tia cực tím, giúp giảm cháy nắng, hạn chế tình trạng tương phản giữa vùng da bị bạch biến và vùng da bình thường.

Cải thiện bạch biến bằng phương pháp dân gian

Một số cách cải thiện bạch biến bằng dân gian bao gồm:

Lá húng quế

Lá húng quế giúp chống virus, chống lão hóa, tốt cho làn da. Có thể dùng lá húng quế trộn với nước cốt chanh để thúc đẩy sản xuất melanin, cải thiện triệu chứng bệnh bạch biến. 

Cách sử dụng: Giã nhỏ rồi lấy dịch chiết lá húng quế trộn với nước cốt chanh. Hỗn hợp thu được đem thoa lên vùng da bị bệnh ngày 3 lần.

Nghệ

Nghệ giúp làm sạch, hỗ trợ phục hồi da. Chính vì vậy, sử dụng củ nghệ để chữa bạch biến là phương pháp được nhiều người lựa chọn. 

Cách sử dụng: Lấy 100 gram bột nghệ ngâm trong 1,5 lít nước vào ban đêm. Sáng hôm sau đun sôi đến khi còn ½ bát rồi trộn thêm dầu mù tạt vào và tiếp tục đun đến khi chỉ còn dầu thì dừng lại. Lấy dầu bôi lên mảng da bị bạch biến để cải thiện các mảng da mất màu. 

Riềng

Riềng được sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn sắc tố da, bạch biến.

Cách sử dụng: Lấy một củ riềng rửa sạch cho vào giã nhuyễn. Thêm rượu trắng 45 - 50 độ để thu được hỗn hợp sệt. Ngâm thêm 30 phút đến 1 tiếng thì lấy hỗn hợp này thoa lên vùng da bị bạch biến. Để trong 30 phút rồi mới rửa lại bằng nước. Thực hiện 2 ngày/lần để cải thiện vùng da bị bệnh.

Rieng-giup-cai-thien-roi-loan-sac-to-da.webp

Riềng giúp cải thiện rối loạn sắc tố da

Kim Miễn Khang & Explaq – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện bệnh bạch biến

Để cải thiện bạch biến hiệu quả cần có giải pháp giúp điều hòa miễn dịch, tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang kết hợp cùng với tây y giúp hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến. Tại sao lại như vậy?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính sói rừng. Từ xa xưa, cây sói rừng đã được cha ông ta sử dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh tự miễn. Nghiên cứu năm 2009 thực hiện tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc cũng đã kết luận rằng: Dịch chiết sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột thông qua việc làm gia tăng tỷ lệ và số lượng các tế bào miễn dịch. Chính vì vậy, sói rừng giúp cải thiện bạch biến và các bệnh tự miễn khác.

Cây sói rừng giúp cải thiện bệnh bạch biến.webp

Cây sói rừng giúp cải thiện bệnh bạch biến

Bên cạnh sói rừng, Kim Miễn Khang còn chứa nhiều thảo dược quý khác như thổ phục linh, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc . Đặc biệt, trong chiết xuất nhũ hương có tác dụng hoạt huyết, giảm ngứa, dị ứng hiệu quả. Theo nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường Đại học Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic có trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt.

kim-mien-khang-giup-cai-thien-bach-bien.webp

Kim Miễn Khang giúp cải thiện bệnh bạch biến

Cùng với Kim Miễn Khang, các chuyên gia da liễu khuyên người bị bạch biến và nên dùng thêm kem bôi dược liệu Explaq chứa chitosan. Kết hợp uống trong và dùng ngoài để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Ngoài bệnh bạch biến, nhiều người bị vảy nến cũng đã tin tưởng sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang & Explaq và cho hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là anh Trần Bảo Quốc (trú tại thành phố Hồ Chí Minh). Từ ngày anh tin dùng bộ đôi Kim Miễn Khang & Explaq, tình trạng vảy nến da đầu đã được cải thiện rõ rệt. Xem thêm chia sẻ của anh Quốc trong video sau:

Hiện tại đang có các chương trình tiết kiệm chi phí dành cho người dùng sản phẩm Kim Miễn Khang, cụ thể:

  • Mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Kim Miễn Khang 30 viên, quý khách sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang 30 viên.
  • Mua 1 tặng 1: Mua 1 hộp Kim Miễn Khang 180 viên hoặc 2 lọ 90 viên, quý khách sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang 30 viên.

Để khẳng định chất lượng, nhãn hàng Kim Miễn Khang cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng sản phẩm không đạt hiệu quả.

Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về bệnh bạch biến cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh bạch biến hay sản phẩm Kim Miễn Khang & Explaq, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0916 757 545/ 0916 755 060.

Link tham khảo: 

https://www.msdmanuals.com/home/skin-disorders/pigment-disorders/vitiligo

https://www.everydayhealth.com/vitiligo/guide/

https://www.healthdirect.gov.au/vitilig