Lupus ban đỏ là một bệnh mạn tính, gây ra thương tổn chủ yếu ở da, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, nội tạng của cơ thể
Định nghĩa bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một nhóm các rối loạn từ rối loạn tương đối lành tính, thuần khiết, chỉ khu trú ở da, đến rối loạn hệ thống nặng và đe dọa cuộc sống, có ảnh hưởng tới da không đáng kể nhưng lại gây tổn thương nặng và tiến triển đến các cơ quan khác như thận.
Ban hình cánh bướm là một triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ
Dịch tễ của bệnh lupus
Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-40 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới so với nam giới là 9:1. Người da đen có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với người da trắng; tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người da đen, theo sau là người châu Á và thấp nhất ở người da trắng.
Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn khác có nguy cơ mắc bệnh lupus cao hơn, nguy cơ này tăng lên khi số lượng thành viên trong gia đình mắc bệnh tăng hay bệnh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp không có tiền sử gia đình.
Phân loại bệnh lupus
Trải qua nhiều thời kỳ, lupus ban đỏ đã được gọi tên, phân loại với nhiều tên khác nhau như: lupus ban đỏ mạn tính, cấp tính, bán cấp, lupus ban đỏ hình đĩa, lupus ban đỏ rải rác, lupus ban đỏ hệ thống.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, cơ chế bệnh sinh của lupus ban đỏ đã được xác định một cách cơ bản. Dựa trên những nghiên cứu về căn sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng, tiến triển bệnh, ngày nay người ta chia lupus ban đỏ thành các thể chính:
- Lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Nguyên nhân gây bệnh lupus
Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có liên quan đến việc khởi phát bệnh lupus:
- Di truyền: đây là một trong những mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Người ta đã xác định được các “gen” có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đó là HLA-B8, HLA-DR3, HLA-DRw52, HLA- DQw1.
- Rối loạn miễn dịch: có hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch ở các người bị lupus ban đỏ hệ thống. Các lympho T không kiểm soát được hoạt động của các tế bào lympho B. Do vậy, khi cơ thể bị nhiễm trùng kinh diễn hay các yếu tố ngoại lai tác động (ánh nắng, hóa chất, thuốc…) các tế bào bị biến đổi và trở thành “lạ” đối với cơ thể mình (hay còn gọi là tự kháng nguyên), lympho B không bị kiểm soát sẽ tăng sinh để sản xuất một lượng lớn các tự kháng thể chống lại các tự kháng nguyên đó. Tự kháng thể kết hợp với các tự kháng nguyên tạo thành phức hợp miễn dịch lắng đọng tại các mao mạch, cơ quan, tổ chức, cùng với các bổ thể gây nên các hiện tượng bệnh lý.
Với bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển, không tìm thấy kháng thể kháng chuỗi kép và chuỗi đơn của ADN, hơn nữa nồng độ bổ thể trong huyết thanh vẫn bình thường nên người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của thể này khác với lupus ban đỏ hệ thống, nhưng rối loạn miễn dịch vẫn là yếu tố được quan tâm.
- Giới: lupus ban đỏ hệ thống hay gặp ở nữ giới, trẻ tuổi và một số nghiên cứu cũng cho thấy dường như hormon sinh dục nữ cũng liên quan đến bệnh sinh của bệnh.
- Thuốc: một số thuốc có khả năng gây bệnh giống như lupus đã được xác định như procainamid,… Các thuốc tránh thai cũng đóng vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.
- Nhiễm trùng: đặc biệt là các nhiễm trùng kinh diễn.
- Ánh nắng mặt trời: kích thích làm phát bệnh hay làm bệnh nặng thêm.
Hiện nay cũng có những nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh của bệnh lupus, về các gen có thể có liên quan như gen C4A, bất thường trong tế bào T hay TCR… Dù nguyên nhân của bệnh là gì, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và hy vọng sớm có lời giải trong tương lai gần.
Triệu chứng của bệnh lupus
Lupus thể ban đỏ dạng đĩa kinh điển chỉ biểu hiện ở da, không có tổn thương nội tạng và các cơ quan khác. Các triệu chứng chỉ xuất hiện vào mùa hè. Thương tổn hay gặp ở vùng hở, tuy nhiên, chúng có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đám thương tổn bao gồm:
- Dát đỏ: hay gặp ở trán, má, tai, đầu. Các dát đỏ tiến triển lan rộng ra xung quanh và hơi nổi cao hơn mặt da.
- Vảy da: vảy da khó bong.
- Dày sừng: quanh lỗ chân lông.
- Teo da: ở vùng trung tâm các dát đỏ.
Một số ít người mắc có các thương tổn ở môi, miệng. Các thương tổn có thể quá sản, phì đại.
Với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gây tổn thương trên da và cả trên các cơ quan nội tạng.
Trên da: có tổn thương dạng dát đỏ, hình cánh bướm ở hai má, mặt. Dát này hơi phù, tồn tại nhiều tuần, tháng. Sau một thời gian xuất hiện thêm ban đỏ ở tay, chân và các vùng khác. Các dát này rất nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra có thể có dát xuất huyết; bọng nước; loét đầu ngón tay, chân; loét niêm mạc miệng, hầu họng, mũi; rụng tóc…
Toàn thân: sốt, mệt mỏi, gầy sút, đặc biệt trong giai đoạn bệnh tiến triển.
Trên khớp: trên 90% người bị lupus có biểu hiện viêm khớp, đau khi cử động, đi lại. Các khớp hay bị viêm là khớp gối, cổ tay, ngón chân.
Trên thận: tổn thương thận gặp ở khoảng 60% người mắc.
Trên tim mạch: có thể có viêm cơ tim, viêm ngoại tâm mạc…
Ngoài ra còn có các thương tổn trên phổi, thần kinh, tiêu hóa, hạch lympho và huyết học.
Hỗ trợ Điều trị bệnh lupus
Hỗ trợ Điều trị tại chỗ: bôi các thuốc mỡ corticoid.
Hỗ trợ Điều trị toàn thân:
Hỗ trợ Điều trị bằng thuốc:
Các thuốc thường được sử dụng để Hỗ trợ điều trị bệnh lupus bao gồm:
+ Corticoid: có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, là thuốc quan trọng nhất. Liều lượng tùy theo từng giai đoạn và tiến triển của bệnh.
+ Các thuốc ức chế miễn dịch khác: azothioprin, cyclosporin. Phối hợp với corticoid hoặc dùng đơn độc. Tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ.
Ngoài ra có các hỗ trợ điều trị mới đang trong thời gian thử nghiệm: kháng thể đơn dòng chống interleukin 10, thử nghiệm Bromocrptine và ghép tế bào gốc…
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Là một biện pháp đang được khuyên dùng cho căn bệnh mạn tính này. Các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên, chứa các thành phần thảo dược có tác dụng điều hòa miễn dịch như sói rừng, nhàu; chống viêm như nhũ hương, hoàng bá, giải độc như thổ phục linh hay cung cấp thêm năng lượng cho tế bào như L-carnitine fumarate. Hiện nay các thảo dược này đã được kết hợp hoàn hảo trong một sản phẩm sản xuất dưới dạng viên tiện dùng, đó là Kim Miễn Khang. Khác với các sản phẩm nguồn gốc hóa dược, Kim Miễn Khang được biết đến với dụng điều hòa miễn dịch rất mạnh, ức chế rất đặc hiệu, tức là chỉ tác động với các tế bào miễn dịch bất thường (những tế bào tấn công những mô còn khỏe mạnh của cơ thể). Vì vậy, người dùng có thể dùng sản phẩm này để hỗ trợ điều trị trong thời gian dài mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ.
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau
Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị lupus ban đỏ
Về dinh dưỡng:
- Chế độ ăn giàu kali: các loại trái cây như chuối, dưa, cam, mận…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: sữa, kem, phô mai, bắp cải, đậu nành, cá hồi, các loại đậu khô.
- Ăn các loại thức ăn nhiều kẽm: gà, vịt, trứng, hải sản, sò.
- Ăn các thực phẩm giàu chất sắt: trái cây, rau đậu, ngũ cốc, gan, thịt bò, thịt heo, cá.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C: dâu tây, bắp cải, cam.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B6: cá, gia cầm, thịt, ngũ cốc, bánh mì, gan, quả bơ, đậu xanh, chuối, các loại hạt, khoai tây, rau xanh.
- Tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin D: trứng, bơ sữa, dầu cá, ngũ cốc…
Ngoài ra, người lupus ban đỏ cần hạn chế các thức ăn ít các chất béo no và cholesterol.
Về sinh hoạt
Chú ý tránh nắng bằng các loại kem chống nắng, quần áo dài; tránh căng thẳng, stress; tập thể dục vừa sức để hạn chế ảnh hưởng trên cơ khớp, tim, phổi; nghỉ ngơi hợp lý.
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, chưa có biện pháp giúp hỗ trợ chữa khỏi hoàn toàn. Người dùng cần chú ý dùng thuốc hỗ trợ điều trị đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, tự chăm sóc với lối sống hợp lý, dùng thêm các sản phẩm như Kim Miễn Khang để giúp hỗ trợ ổn định bệnh tốt nhất.
Nhận xét của PGS.TS Phạm Văn Hiển về tác dụng của Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn
* Tùy vào cơ địa mỗi người có tác dụng khác nhau
Năm 2009, chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc hỗ trợ điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một người tên Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc tây được chuyên gia kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang, hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa”.
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau
Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”
Trong năm 2015, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội khoa học và công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam bình chọn và nằm trong top 100 sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam 2015 do tạp chí tư vấn Tiêu và Dùng (thời báo Kinh tế Việt Nam) khảo sát.
Để biết thêm thông tin về bệnh lupus ban đỏ vui lòng liên hệ số điện thoại 0916 757 545 / 0916 755 060.
Chuyên gia miễn dịch học
Bác sĩ cho e hỏi. Bệnh tình cô ấy hiện đang ở mức nào ạ? Có nên có em bé ko ? Cần những phòng tránh gì để có và mang thai?
Rất mong có được sự tư vấn của Bác sĩ. Em chân thành cảm ơn!
Để biết bệnh tình ở mức nào chỉ có đi khám theo chỉ dẫn của BS thôi bạn nhé, bệnh lupus ban đỏ ổn định hoàn toàn có thể có em bé bình thường bạn nhé,
Bạn nên đưa bạn gái bạn đi khám, nếu tình trạng ổn định thì hoàn toàn có thể có em bé nhé
Chúc bạn sức khỏe!
Triệu chứng như người thân của bạn là tổn thương biến chứng của bệnh lupus ban đỏ bạn nhé, bạn muốn hỏi vấn đề gì cho chị gái bạn, bạn có thể đặt câu hỏi để được chuyên gia tư vấn giúp đỡ bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Trường hợp như của bạn là bệnh đang tiến triển nặng rồi bạn nhé, bạn muốn được tư vấn uống thuốc gì cho chính xác thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhé!
Ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng thêm TPCN Kim Miễn Khang giúp tăng cường sức khỏe bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Như bạn biết lupus ban đỏ là bệnh hệ thống có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và ngoài da như thận(gây viêm cầu thận), phổi, đau mỏi các khớp, ban hình cánh bướm( đặc trưng ngoài da). Hiện bạn đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ giữa thuốc điều trị và thuốc bổ thì nên tuân thủ phác đồ này. Tuy nhiên như bạn biết các thuốc tây điều trị dài ngày thường có nhiều tác dụng phụ do đó bạn có thể sử dụng thêm Kim Miễn Khang kết hợp. Sản phẩm này có nguồn gốc từ thảo dược an toàn khi dùng dài ngày không gây biến chứng do đó bạn có thể dùng kết hợp với thuốc tây trong quá trình điều trị và giữa các loại thuốc nên uống cách nhau khoảng 1 tiếng. Về chuyện có con thì bạn có thể yên tâm vì hiện cũng có nhiều bệnh nhân lupus vẫn có con và sống hòa bình với lupus. Bạn có thể tham khảo: http://lupusbando.co/chia-se/khong-con-kho-chiu-chan-tay-but-rut-buon-buc-vi-lupus.html.
Tất nhiên khi chuẩn bị mang thai bạn nên sử dụng liệu trình điều trị và căn ke làm sao cho khi bạn mang thai cũng là giai đoạn bệnh lupus không tái phát để giảm tối đa việc dùng thuốc trong quá trình mang thai như vậy sẽ tốt hơn cho em bé cũng như cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe
Để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ cần 4/11 dấu hiệu theo tiêu chuẩn của hội Thấp học Hoa Kỳ gồm những tiêu chuẩn sau:
– Ban hình cánh bướm ở mặt: cố định, phẳng hoặc gồ lên mặt da, lan tỏa hai bên má.
– Ban dạng đĩa: hình tròn gờ lên mặt da, lõm ở giữa có thể kèm theo sẹo teo da.
– Nhạy cảm ánh sáng: khi tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ban đỏ xuất hiện.
– Loét miệng: bao gồm loét miệng, mũi họng do thầy thuốc quan sát thấy.
– Viêm khớp: một hoặc nhiều khớp ngoại biên với cứng khớp, sưng hoặc tràn dịch.
– Viêm thanh mạc:
+ Viêm màng phổi.
+ Viêm màng ngoài tim.
– Tổn thương thận: protein niệu thường xuyên cao hơn 0,5mg/ngày hoặc hơn (+++) nếu không định lượng hoặc cặn tế bào.
– Rối loạn về tâm, thần kinh: co giật hoặc rối loạn tâm thần trong điều kiện không do các nguyên nhân khác.
– Rối loạn huyết học: thiếu máu tan máu; hoặc giảm bạch cầu dưới 4G/L; hoặc giảm lympho bào dưới 1.5G/L hoặc giảm tiểu cầu dưới 100G/L khi không có sai lầm trong dùng thuốc.
– Rối loạn miễn dịch: xuất hiện kháng thể kháng ds-DNA, kháng Sm và/hoặc kháng phospholipid.
– Kháng thể kháng nhân dương tính.
Bệnh nhân được chẩn đoán SLE khi có > 4/11 tiêu chuẩn cả trong tiền sử bệnh và tại thời điểm thăm khám.
Bệnh nhân được chẩn đoán SLE khi coó > 4/11 tiêu chuẩn cả trong tiền sử bệnh và tại thời điểm thăm khám.
Như triệu chứng của bạn thì không thể chẩn đoán được là bạn có mắc bệnh lupus ban đỏ hay không? Bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng nữa bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Theo như bạn nói là bạn nổi mụn hình cánh bướm chứ không phải ban đỏ hình cánh bướm bạn nhé!
Triệu chứng của bạn không điển hình của triệu chứng bệnh lupus ban đỏ bạn nhé. ngoài ra để chẩn đoán chính xác bệnh lý lupus ban đỏ thì cần đi khám và làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể kết luận được bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Những triệu chứng bạn mô tả không điển hình của bệnh lupus ban đỏ bạn nhé, để chẩn đoán chính xác là bệnh lupus ban đỏ cần 4/11 theo như tiêu chuẩn chẩn đoán bạn nhé!
Bạn nên đến bệnh viện khám để được kết luận, vì những tiêu chuẩn chẩn đoán cần xét nghiệm cận lâm sàng bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, có ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan trong cơ thể, sản phẩm Kim Miễn Khang có tác dụng chống tự miễn tác dụng rất tốt với bệnh lý lupus ban đỏ nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn không nói về các triệu chứng bệnh của mình, bạn có tiền sử viêm cầu thận lupus không? chức năng của cơ quan sinh sản của bạn cũng tốt chứ, vì vậy nên để chuẩn bị tốt cho một thai kỳ sắp tới bạn cần :
+ Khám nội khoa, chuyên khoa miễn dịch phát hiện tất cả các triệu chứng bệnh, chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
+ Khám phụ khoa, sàng lọc test viêm qua soi tươi dịch âm đạo, test chlamydia
+ Xét nghiệm nhóm máu hệ ABO, Rh
+ Xét nghiệm tổng phân tích máu.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu các chỉ số cơ bản.
+ Xét nghiệm đông máu, chảy máu.
+ Tổng phân tích nước tiểu.
+ Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm : HIV, viêm gan B, giang mai, CMV, Toxoplasma...
+ Xét nghiệm hội chứng kháng phospholipid ( nếu khám sàng lọc chuyên khoa miễn dịch chưa được thực hiện )
+ Xét nghiệm các hocmon sinh dục nữ cơ bản.
+ Siêu âm tử cung phần phụ.
+ Chụp XQ tử cung vòi trứng.
Chúc bạn sức khỏe!
Hiện tại nghiên cứu về gen trong bệnh lupus ban đỏ vẫn đang được tiến hành, chưa có kết luận khẳng định gen nào gây ra bệnh lý, vì vậy chưa thể xét nghiệm bệnh có di truyền cho con hay không, và các xét nghiệm tìm kiếm gen cũng phức tạp và đắt tiền.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi muốn hỏi lupus ban đỏ có di truyền cho con không? có lây không? tôi cảm ơn
Bệnh lupus ban đỏ đã được các nhà khoa học nghiên cứ và khẳng định là có di truyền nhưng tỉ lệ % mắc ở thế hệ sau thấp, nhỏ hơn 10%, bệnh không lây qua tất cả các đường nên bạn có thể yên tâm bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn liên quan đến hệ thống miễn dịch và không lây truyền bạn nhé, bạn có thể yên tâm, không cần giặt quần áo riêng,
Chúc bạn sức khỏe!
Cháu đang bị lupus ban do dang dia . chau dang cho con bu co uong duoc kim mien khang khong bac si
Bạn đang cho con bú thì bạn không nên sử dụng kim miễn khang bạn nhé, mặc dù sản phẩm không ảnh hưởng gì đến sức khỏe do có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, nhưng để đảm bảo tốt nhất cho con thì bạn không nên sử dụng sản phẩm bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Điều trị dị ứng muốn khỏi được thì việc đầu tiên phải là tránh tiếp xúc với dị nguyên bạn nhé, còn thuốc chỉ là điều trị triệu chứng thôi tuy nhiên nếu bạn vẫn tiếp xúc với dị nguyên thì điều trị bằng thuốc không thể khỏi được. Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở da là xuất hiện ban đỏ, có thể là ban đỏ dạng đĩa ở cơ thể hoặc ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, do đó triệu chứng của bạn không phải là dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ đâu bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn có thể đến khoa dị ứng miễn dịch ở các bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh bạn nhé!
Các bệnh viện lớn như Bạch Mai ở Hà Nội hay Chợ Rẫy có cơ sở vật chất hết sức phát triển để có thể chẩn đoán chính xác.
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn bị tổn thương thận thì việc điều trị chính vẫn là điều trị bằng thuốc tây dưới sự theo dõi của bác sĩ nhé, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang bạn nhé, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ,
Chúc bạn sức khỏe!
tôi mới đi khám và bác sĩ kết luận bị lupus ban đỏ. cho tôi hỏi kim miễn khang có điều trị lupus ban đỏ khỏi hẳn được không vì tôi mới bị vài tháng nay. tôi cảm ơn.
Trước hết tôi khẳng định với bạn rằng bệnh lý lupus ban đỏ là bệnh mạn tính và hiện nay chưa có biện pháp điều trị triệt để, kể cả bạn dùng thuốc tây hay Kim Miễn Khang thì việc điều trị cũng chỉ là kiểm soát triệu chứng và giảm tái phát làm bệnh nặng hơn. Kim Miễn Khang có ưu điểm nổi bật hơn so với thuốc tây là an toàn khi sử dụng kéo dài và ít tác dụng phụ bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
xin bác sĩ cho cháu lời khuyên
cháu cảm ơn bác sĩ nhiều
Bệnh lý lupus ban đỏ có khả năng di truyền sang con, tuy nhiên tỉ lệ chỉ là 8-10 % thôi bạn nhé, nếu chồng bạn không mắc lupus ban đỏ thì bạn không cần phải lo lắng. Bạn cúa sinh con bình thường và cho con đi khám định kỳ để kiểm tra, nếu phát hiện sớm bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng điều hòa miễn dịch, qua đó giúp làm giảm triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ kể cả triệu chứng ban đỏ ngoài da bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
bệnh lupus ban đỏ có bị lây không, có bị di truyền không và có cách nào phòng được bệnh không bác sĩ
Bệnh lupus ban đỏ không lây nhiễm nhưng có tính chất di truyền, tức là trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc người thân mắc lupus ban đỏ thì con, cháu sẽ có tỉ lệ mắc lupus ban đỏ cao hơn bình thường.
Để phòng tránh bệnh bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục đầy đủ. Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như một số loại thuốc, ô nhiễm môi trường,...
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn bị lupus thì nên hay không nên ăn gì bạn có thể tham khảo bài đọc này bạn nhé http://kimmienkhang.vn/bai-viet/cac-benh-khac/an-uong-khi-bi-lupus-ban-do-nen-va-khong-nen.html
Chúc bạn sức khỏe!
Em đang sử dụng thuốc gì vậy, vì không rõ em đang sử dụng thuốc gì nên tôi không thể tư vấn cho em rõ ràng được. Tuy nhiên khi triệu chứng ban đỏ không nổi lên trên mặt thì bệnh của em đang được kiểm soát nhé!
Em hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Chúc em sức khỏe!
tôi cảm ơn.
Nguyên nhân mắc bệnh lupus ban đỏ là do hệ miễn dịch tự tấn công lại cơ thể của mình. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng như vậy như sử dụng thuốc, yếu tố di truyền, môi trường sống,...
Tỉ lệ di truyền của lupus ban đỏ khá cao, tuy nhiên mắc ở nữ nhiều hơn ở nam giới (9:1)
Chúc bạn sức khỏe!
Mệt mỏi do mắc lupus ban đỏ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 1 số lời khuyên của tôi giúp bạn bớt mệt mỏi:
1. Loại bỏ nguyên nhân gây mệt mỏi: một số yếu tố có thể khiến bệnh nhân lupus mệt mỏi như đau có, trầm cảm hay do chính loại thuốc mà bạn đang sử dụng.. bạn nên đi gặp bác sĩ của mình để thya đổi phác đồ điều trị giúp hạn chế mệt mỏi nhé.
2. Bạn nên tập thể dục thường xuyên, giúp tăng cường năng lượng và hạn chế mệt mói.
3. Ngủ đủ giấc, với bệnh nahan lupus ban đỏ bạn cần ngủ nhiều hơn người bình thường, nên hãy ngủ đầy đủ để luôn cảm thấy mạnh khỏe nhé.
4. Hãy sắp xếp thời gian hợp lí, đừng làm việc quá sức, bạn sẽ luôn thấy mình tràn đầy năng lương.
5. Bạn nên sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang với nguồn gốc từ thảo dược, an toàn cho người sử dụng và hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân lupus ban đỏ, giảm mệt mỏi lo âu, tăng cường sức khỏe.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
bị lupus ban đỏ chỉ dùng kim miễn khang có khỏi được khoog bác sĩ
Kim Miễn Khang là 1 sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, hỗ trợ điều trị lupus ban đổ rất tốt, an toàn hơn so với các thuốc tây y. Việc sử dụng Kim Miễn Khang đã mang lại hiệu quả rất tốt cho nhiều bệnh nhân, nhưng đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì và dùng theo như đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn sức khỏe!
chị cháu bị lupus ban đỏ khoảng 2 năm, chị cháu đã kết hôn và hiện đang rất muốn có con nhưng lại lo sợ bệnh lây cho con, cháu xin bác sĩ tư vấn giúp chị cháu.
cháu cảm ơn bác sĩ.
bác sĩ cho tôi hỏi bệnh lupus có lây qua tiếp xúc, ăn uống hàng ngày không? chế độ ăn cần kiêng gì và có được tắm sữa tắm hàng ngày không? xin bác sĩ tư vấn cho tôi loại thuốc điều trị hiệu quả.
Chúc bạn điều trị tốt!