Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính có thể gây nguy hiểm cho người mắc nếu không điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh lupus ban đỏ sớm cũng như áp dụng đúng phương pháp điều trị thì hoàn toàn có thể cải thiện tốt và sống khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lupus ban đỏ hiệu quả nhé. 

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các cơ quan hay mô của cơ thể. Lupus ban đỏ gây viêm, ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, da, não, tim, phổi, dạ dày...

Lupus ban đỏ xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Theo thống kê, khoảng 70 - 90% trường hợp mắc lupus ban đỏ ở phụ nữ (thường là ở độ tuổi sinh đẻ). Lupus ban đỏ hệ thống phổ biến hơn ở người da đen và người châu Á. Ở một số nước, tỷ lệ mắc lupus ban đỏ bằng với viêm khớp dạng thấp (RA). 

Lupus-ban-do-co-the-gap-o-bat-ky-doi-tuong-nao.webp

Lupus ban đỏ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào

Triệu chứng lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có thể khởi phát đột ngột hoặc âm thầm nhiều năm tháng với biểu hiện mệt mỏi, đau khớp. Ban đầu người bệnh lupus ban đỏ có triệu chứng đau đầu vận mạch, động kinh hoặc rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Viêm khớp, đau, sưng khớp và cứng khớp vào buổi sáng.
  • Sốt kéo dài.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Phát ban hình cánh bướm trên má.
  • Rụng tóc.
  • Thay đổi màu sắc ở ngón tay và ngón chân sang màu xanh tím, trắng hoặc đỏ.
  • Sưng ở các tuyến.
  • Sưng ở chân và quanh mắt.
  • Đau khi thở sâu hoặc nằm.
  • Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm hoặc co giật.
  • Đau bụng.
  • Loét miệng.   

Lupus-ban-do-co-the-khien-nguoi-mac-loet-mieng.webp

Lupus ban đỏ có thể khiến người mắc loét miệng

Bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm không? 

Lupus ban đỏ là bệnh nguy hiểm. Tình trạng viêm có thể dẫn đến các vấn đề khác với thận, tim hoặc phổi, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể như:

Lupus ban đỏ biểu hiện khớp

Lupus ban đỏ có thể gây ra các triệu chứng trên khớp như viêm khớp từng đợt, viêm đa khớp cấp tính. Hầu hết các trường hợp viêm đa khớp trong lupus ban đỏ không gây biến dạng khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài có thể xuất hiện biến dạng khớp mà không bào mòn xương.  

Bệnh lupus ban đỏ biểu hiện trên phổi

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra một số vấn đề trên phổi như: Viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, suy giảm chức năng phổi, xuất huyết phế nang,... Lúc này bệnh rất nguy hiểm, tiên lượng thường xấu. 

Lupus ban đỏ biến chứng thần kinh

Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương bất kỳ phần nào của thần kinh trung ương hay ngoại vi hoặc màng não. Điều này khiến người bệnh suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ. Người bị lupus ban đỏ có thể thường xuyên nhức đầu, thay đổi nhân cách, đột quỵ, động kinh, rối loạn tâm thần, viêm màng não vô khuẩn,... 

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng trên tim

Lupus ban đỏ gây biến chứng tim, phổ biến nhất là viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim; Biến chứng nghiêm trọng, ít gặp hơn là viêm động mạch vành, tổn thương van tim, viêm nội tâm mạc, xơ vữa động mạch,... Trong đó, xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong vì lupus ban đỏ tăng cao. 

Lupus-ban-do-co-the-gay-bien-chung-tim.webp

Lupus ban đỏ có thể gây biến chứng tim

Lupus ban đỏ biến chứng thận

Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương trên thận ở mức độ nghiêm trọng như viêm cầu thận cục bộ, viêm cầu thận tăng sinh màng,... Bệnh không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc.

Bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến huyết học

Một số biểu hiện huyết học ở người bệnh lupus ban đỏ bao gồm thiếu máu, tan máu tự miễn, giảm bạch cầu, chủ yếu là giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu. 

Bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Biểu hiện của đường tiêu hóa ở người bệnh lupus ban đỏ có thể do giảm nhu động ruột, viêm tụy. Các biểu hiện có thể gặp bao gồm đau bụng do viêm huyết thanh, nôn, buồn nôn, thủng ruột, tắc ruột. 

Cách chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác. Vì vậy, nếu có dấu hiệu của bệnh, hãy đi kiểm tra ngay để được chẩn đoán chính xác nhất. Một số phương pháp giúp chẩn đoán lupus ban đỏ bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng mà bạn gặp phải và các yếu tố khác như có ai trong gia đình mắc bệnh không, có căng thẳng stress không,.... 
  • Khám sức khỏe tổng thể: Chuyên gia sẽ tìm các dấu hiệu khác của bệnh lupus ban đỏ bằng xét nghiệm như:
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) cho biết hệ thống miễn dịch có khả năng tạo ra tự kháng thể hay không. Những người bị lupus ban đỏ xét nghiệm dương tính với ANA. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp ANA dương tính đều bị lupus. Để xác định chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) .
  • Sinh thiết da: Sinh thiết để lấy một mẫu mô. Sau đó, mô được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán xem có mắc bệnh lupus ban đỏ không.

Sinh-thiet-da-giup-chan-doan-lupus-ban-do.webp

Sinh thiết da giúp chẩn đoán lupus ban đỏ

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ 

Có nhiều nguyên nhân gây lupus ban đỏ như hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn; Nội tiết tố; Môi trường ô nhiễm; Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu,... Cụ thể:

  • Hệ miễn dịch rối loạn: Hệ thống miễn dịch là mạng lưới phức tạp bao gồm các cơ quan, mô và tế bào. Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bằng cách chống lại virus, vi khuẩn, nấm và độc tố. Khi hệ miễn dịch rối loạn, không thể phân biệt yếu tố gây hại, thậm chí còn tấn công các cơ quan, mô trong cơ thể, gây bệnh lupus ban đỏ. 
  • Nội tiết tố: Hormone là các chất mà cơ thể sản xuất, giúp kiểm soát cũng như điều chỉnh hoạt động của một số tế bào và cơ quan.
  • Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học đã xác định một số gen có liên quan đến phản ứng của hệ thống miễn dịch, góp phần vào sự phát triển của bệnh lupus ban đỏ. Lupus ban đỏ có thể xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình bị lupus nhưng mắc bệnh tự miễn dịch khác.
  • Môi trường: Các tác nhân môi trường như hóa chất hoặc virus có thể gây ra bệnh lupus ban đỏ ở những người có yếu tố di truyền.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Bức xạ từ ánh sáng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của lupus ban đỏ. Ánh nắng mặt trời quá mạnh gây tổn thương tế bào và đột biến gen, có thể liên quan đến sự phát triển của lupus ban đỏ.
  • Các chất gây ô nhiễm: Tương tự như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí có thể là yếu tố nguy cơ khởi phát lupus ban đỏ.

Nguyen-nhan-gay-lupus-ban-do.webp

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nhờ các phương pháp điều trị mới, hầu hết người mắc bệnh lupus có thể sống lâu và khỏe mạnh. Bị lupus ban đỏ sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giai đoạn phát hiện bệnh, đáp ứng điều trị,... 

Bình thường, khi lupus ban đỏ gây tổn thương nặng tới các cơ quan, thời gian sống của người bệnh không còn nhiều. Tuy nhiên, người mắc cũng không nên bi quan. Theo thống kê, những năm 50 của thế kỷ trước, tỷ lệ người bệnh lupus ban đỏ sống trên 4 năm chỉ vào chiếm khoảng 50%. 

Nhưng hiện nay, tỷ lệ người bệnh sống trên 15 năm là hơn 80%. Vì vậy, với sự tiến bộ của y học hiện đại, người bệnh nên có tâm trạng thoải mái, không quá lo lắng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Nguy cơ loãng xương ở bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn lupus ban đỏ nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Chỉ định phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mục tiêu điều trị lupus ban đỏ giúp:

  • Giảm sưng, đau.
  • Làm dịu hệ thống miễn dịch, ngăn tấn công các cơ quan và mô trong cơ thể.
  • Ngăn ngừa tổn thương cho khớp.
  • Ngăn ngừa tổn thương cơ quan.

Thuốc tây điều trị lupus ban đỏ

Một số loại thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen và naproxen giúp giảm đau nhẹ, giảm sưng các khớp, cơ. 
  • Thuốc corticoid: Corticosteroid (prednisone) có thể giúp giảm sưng, đau.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong các trường hợp bệnh nặng, lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng vì làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. 
  • Một số loại thuốc khác để điều trị biến chứng của lupus ban đỏ như thuốc trị huyết áp cao hoặc loãng xương, thuốc chống đông máu như warfarin hoặc heparin. 

Thuoc-tay-cai-thien-nhanh-trieu-chung-lupus-ban-do.webp

Thuốc tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng lupus ban đỏ

Ghép tế bào gốc

Trước đây, ghép tế bào gốc là lựa chọn điều trị sau cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Hiện nay, ghép tế bào gốc được thực hiện khi người bệnh đủ điều kiện cấy ghép. Phương pháp điều trị này giúp hạn chế tối thiểu tác dụng phụ của thuốc tây, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Chuyên gia sẽ tiến hành tách các tế bào gốc tủy xương từ máu của người bệnh phát triển thành tế bào miễn dịch. Sau đó, sử dụng hóa chất liều cao để phá huỷ phản ứng miễn dịch được hình thành. Tế bào gốc sẽ được tiêm vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị lupus ban đỏ khác

Bên cạnh dùng thuốc điều trị lupus ban đỏ, người mắc có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể:

  • Hạn chế hút thuốc lá: Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và khiến triệu chứng lupus ban đỏ trở nên tồi tệ hơn.
  • Uống ít rượu: Rượu ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Vì vậy, người bệnh lupus ban đỏ nên hạn chế uống rượu để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục vừa phải: Các bài tập cường độ thấp như đi bộ, bơi lội, pilates và yoga có thể tăng cường sức khỏe. Không chỉ vậy, tập thể dục vừa phải có thể hỗ trợ sức khỏe tim, phổi, xương, khớp, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm bùng phát bệnh lupus ban đỏ. Vì vậy, giảm căng thẳng có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa tỷ lệ bùng phát lupus.

Thay-doi-loi-song-giup-dieu-tri-benh-lupus-ban-do-hieu-qua.webp

Thay đổi lối sống giúp điều trị bệnh lupus ban đỏ hiệu quả

Kim Miễn Khang & Explaq - Giải pháp cải thiện lupus ban đỏ hiệu quả

Hiện nay, bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Mục đích của hầu hết các phương pháp là cải thiện triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp tây y có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. 

Vì điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm, rất an toàn với cơ thể. 

Kim Miễn Khang chứa thành phần chính sói rừng. Cây sói rừng đã được nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Thẩm Dương, Trung Quốc chứng minh có bảo vệ hệ miễn dịch thông qua sự cải tạo tỷ lệ và số lượng tế bào miễn dịch. Bên cạnh đó, Kim Miễn Khang còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác có tác dụng điều hòa miễn dịch, cải thiện bệnh lupus ban đỏ như:

  • Boron có tác dụng điều hòa miễn dịch.
  • Bạch thược giúp chống viêm, điều hòa miễn dịch, sử dụng trong điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.
  • Quả nhàu chứa các enzym có tác dụng bảo vệ chức năng tế bào và làm tăng năng lượng cho tế bào, giúp điều hòa hệ miễn dịch.
  • L-Carnitine có tác dụng tốt trong việc cải thiện phản ứng miễn dịch. 
  • Nhũ hương chứa axit boswellic (BA) có đặc tính chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Với sự kết hợp của tất cả các thành phần trên, sản phẩm Kim Miễn Khang mang đến công dụng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Sản phẩm Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả tốt và an toàn khi sử dụng. 

Bên cạnh đó, người bệnh lupus ban đỏ nên kết hợp sử dụng kem bôi Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,... Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da. 

Kim-Mien-Khang-&-Explaq-cai-thien-lupus-ban-do.webp

Kim Miễn Khang & Explaq cải thiện lupus ban đỏ

>>> Xem thêm: 6 lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh lupus ban đỏ

Ngoài lupus ban đỏ, bộ đôi thảo dược trong uống ngoài bôi này còn giúp cải thiện hiệu quả nhiều bệnh tự miễn khác như vảy nến da đầu. Hãy cùng nghe đoạn chia sẻ của anh Trần Bảo Quốc (trú tại Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh) trong video dưới đây:

Không chỉ nhiều người bệnh sử dụng hiệu quả, sản phẩm Kim Miễn Khang còn được chuyên gia đánh giá cao. Cụ thể, chuyên gia Nguyễn Thành chia sẻ: “Cây sói rừng giúp ức chế miễn dịch, tăng cường miễn dịch có lợi, ức chế các miễn dịch có hại cho cơ thể, điều hòa, cân bằng miễn dịch. Sản phẩm đã được nghiên cứu và ứng dụng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả rất tốt”. Lắng nghe chi tiết chia sẻ của chuyên gia qua video sau:

Hiện tại đang có chương trình tiết kiệm chi phí cho người dùng sản phẩm Kim Miễn Khang, cụ thể:

  • Mua 6 tặng 1: Khách hàng khi mua 6 hộp Kim Miễn Khang 30 viên sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang 30 viên.
  • Mua 1 tặng 1: Khách hàng khi mua 1 hộp thảo dược Kim Miễn Khang 2 lọ, 180 viên sẽ được tặng thêm 1 hộp Kim Miễn Khang 30 viên.

Bên cạnh đó, nhãn hàng Kim Miễn Khang còn cam kết hoàn 100% tiền nếu quý khách sử dụng không hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ và đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline (Zalo/Viber) 0916 757 545 / 0916 755 060.

*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lupus/symptoms-causes/syc-20365789

https://www.niams.nih.gov/vi/health-topics/benh-lupus-la-gi

https://www.cdc.gov/lupus/facts/detailed.htm