Bệnh lupus ban đỏ không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như xương khớp, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến bệnh loãng xương như thế nào?
Người bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ bị loãng xương cao, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ để phòng tránh.
Loãng xương là nguy cơ thường gặp ở người cao tuổi, điển hình nhất là ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhóm thuốc điều trị lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ loãng xương đặc biệt là thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống viêm nhóm steroid.
Steroid giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch nhưng đồng thời cũng làm giảm oxy vào tế bào xương và ngăn chặn cơ thể hấp thụ canxi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 33% số người dùng thuốc steroid trong bệnh lupus ban đỏ xuất hiện nguy cơ gây loãng xương.
Tuy nhiên nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân lupus ban đỏ cũng không hẳn là do dùng thuốc, kể cả những người bệnh không dùng steroid cũng có nguy cơ cao bị xốp xương và dễ gãy xương. Nguyên nhân được cho là trong bệnh lupus ban đỏ, người bệnh có biểu hiện viêm mạch máu làm giảm lưu lượng máu đến các tế bào xương từ đó làm suy yếu tế bào xương. Đi bộ và hoạt động vừa sức được cho là cải thiện tình trạng loãng xương ở người bệnh, đồng thời cũng làm giảm tình trạng đau, viêm, giảm mệt mỏi.
Một thống kê đã chỉ ra rằng, một nửa số bệnh nhân lupus ban đỏ có nguy cơ xốp xương ở tuổi trung niên (<50 tuổi). Phụ nữ sau mãn kinh nên trao đổi với bác sĩ để làm giảm nguy cơ loãng xương và tác dụng phụ do dùng thuốc. Một xét nghiệm đánh giá mật độ xương là cần thiết để đảm bảo người bệnh lupus ban đỏ luôn có xương chắc khỏe và một chất lượng cuộc sống tốt!
Bệnh lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ loãng xương
Các bước để ngăn ngừa loãng xương:
- Ăn thực phẩm giàu canxi như sữa chua, pho mát và sữa
- Bổ sung canxi và vitamin D
- Tăng cường tập luyện thể dục như đi bộ
- Tránh uống rượu và ngừng hút thuốc
- Dùng liều steroid tối thiểu
Sử dụng sản phẩm thảo dược để kiểm soát bệnh lupus, cải thiện tình trạng loãng xương
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lupus ban đỏ thường bị chính người bệnh bỏ qua. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động đi lại cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, vì vậy người bệnh cần kiểm soát triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ trước khi ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lupus ban đỏ chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn, chủ yếu chỉ là kiểm soát triệu chứng và giảm bùng phát bệnh. Hiện nay các nhà khoa học cũng đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra được một phương pháp điều trị an toàn và mang lại hi vọng cho người bệnh trong tương lai. Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, vì vậy quá trình điều trị thường kéo dài, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây người bệnh luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh lại vừa an toàn khi dùng lâu dài, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y. Đáp ứng nhu cầu của người bệnh, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Kim Miễn Khang cho hiệu quả bền vững và rất an toàn khi sử dụng kéo dài, mang lại cho bệnh nhân lupus ban đỏ chất lượng cuộc sống tốt hơn. Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng có tác dụng điều biến miễn dịch, tiêu viêm giải độc, kết hợp với các thảo dược quý khác như nhũ hương, hoàng bá, bạch thược,… hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ rất tốt. Ngoài ra, thành phần của Kim Miễn Khang hoàn toàn là thảo dược, nên có thể yên tâm khi sử dụng, sản phẩm không có tác dụng phụ như các loại thuốc tây đang dùng điều trị bệnh lupus ban đỏ hiện nay.
*Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng
Cùng nghe BS CKI Nguyễn Hoàng Liên, Giám đốc trung tâm Da liễu Quảng Nam chia sẻ cách hỗ trợ điều trị một số bệnh tự miễn thường gặp như vẩy nến, lupus ban đỏ... nhé!
Kim Miễn Khang cũng đã vinh dự nhận được những giải thưởng danh giá do các tổ chức uy tín trao tặng:
Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”
Trong năm 2016, Kim Miễn Khang đã vinh dự nằm trong “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” do độc giả báo Lao Động và Xã Hội bình chọn.
Mai Hà