Khi được chẩn đoán là bị lupus, phần lớn người mắc đều bất ngờ và lo lắng, vì thông tin về căn bệnh này vẫn chưa phổ biến đến nhiều người. Dưới đây là một số câu hỏi mà người bị lupus thường thắc mắc.

Hỏi – đáp nhanh về bệnh lupus ban đỏ

Tôi bị lupus ban đỏ hệ thống hay là một bệnh khác?

Lupus ban đỏ hệ thống có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể: da, tóc, tim, thận, phổi,… Các triệu chứng của bệnh lupus khá rõ ràng. Triệu chứng trên da là phổ biến nhất, xuất hiện ở 80% người bị lupus. Một số thuốc cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự lupus, nhưng những triệu chứng này sẽ mất đi khi ngừng sử dụng thuốc. Mặc dù không có một triệu chứng hay xét nghiệm nào đủ đặc hiệu để chẩn đoán bệnh lupus, nhưng bệnh lupus cũng đã có tiêu chuẩn chẩn đoán với một tập hợp triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu đã đi khám tại cơ sở y tế uy tín, được các chuyên gia khám, làm xét nghiệm và được chẩn đoán là lupus ban đỏ hệ thống, thì bạn yên tâm vào kết luận của chuyên gia nhé!

 Ban đỏ hình cánh bướm - triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ hệ thống

Ban đỏ hình cánh bướm - triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ dạng đĩa có thể phát triển thành lupus ban đỏ hệ thống không?

Lupus ban đỏ dạng đĩa thường biểu hiện trên cổ, da đầu, mặt và các vùng da hở, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những vùng da kín. Bệnh có tính chất mạn tính, có thể để lại sẹo, gây rụng tóc, nhưng ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ít đe dọa tính mạng như lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ khoảng 10 người bị lupus ban đỏ dạng đĩa thì có 1 người phát triển thành thể lupus ban đỏ hệ thống. Nguyên nhân của sự tiến triển này vẫn chưa được làm rõ.

Bệnh này không thể  hỗ trợ chữa khỏi?

Lupus là một bệnh mạn tính và rất khó để hỗ trợ điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau và có đáp ứng khác nhau với các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Một số người có đáp ứng tốt với loại thuốc này, trong khi những người khác lại phải dùng thuốc khác thì mới có hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp hay liệu pháp hỗ trợ điều trị nào có thể trị khỏi hẳn bệnh lupus nhưng các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các loại thuốc hỗ trợ điều trị tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn. Trong khi chờ đợi các loại thuốc mới, bạn nên dùng thuốc hỗ trợ điều trị theo đúng hướng dẫn, kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Viên nén Kim Miễn Khang là sự kết hợp độc đáo giữa tác dụng chống viêm của nhũ hương, hoàng bá với tác dụng điều hòa miễn dịch của sói rừng, nhàu,… giúp hỗ trợ ổn định tốt bệnh lupus ban đỏ.

Nhận xét của PGS.TS Phạm Văn Hiển về tác dụng của Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn

* Tùy vào cơ địa mỗi người có tác dụng khác nhau

 

 Sản phẩm Kim Miễn KhangKim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm- Dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015”

Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm- Dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015”

Vừa qua, sản phẩm Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng Sản phẩm - Dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015, giải thưởng tôn vinh những thương hiệu sản phẩm - dịch vụ được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và uy tín do Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng (Thời báo kinh tế Việt Nam) khảo sát.

Với các biện pháp hỗ trợ điều trị hiện đại và các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị, nhiều người bị lupus vẫn có một cuộc sống tương đối bình thường.

Bệnh này có lây không?

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể, dưới tác động của một số yếu tố môi trường. Bệnh không lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc.

Tôi nên làm gì để hạn chế tái phát bệnh?

Để hạn chế các đợt tái phát bệnh lupus, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, ngay cả trong mùa đông. Bạn cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh hút thuốc, có một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên.

Liệu con của tôi sau này có nguy cơ mắc lupus không?

Khoảng 20% người bị lupus có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh lupus. Và nếu bố hoặc mẹ bị lupus thì tỷ lệ con sinh ra bị lupus là 5%. Mặc dù, gen cũng đóng vai trò nào đó trong sự phát triển của bệnh lupus, các nhà khoa học vẫn cho rằng các yếu tố kích hoạt từ môi trường mới chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của bệnh.

Tôi bị lupus nhưng tôi muốn có thai. Tôi phải làm sao?

Phụ nữ bị lupus phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình mang thai, bao gồm nhiễm trùng và các cục máu đông. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ bị lupus nên hỗ trợ điều trị ổn định bệnh ít nhất 6 tháng rồi mới nên có thai. Nếu bạn bị lupus và muốn có thai, hãy nói chuyện với chuyên gia của bạn để được tư vấn đầy đủ nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về bệnh lupus. Để biết thêm thông tin về căn bệnh này, hãy gọi đến số 0916 757 545 / 0916 755 060.

Hoài Anh