Lupus ban đỏ là một bệnh mạn tính, gây ra thương tổn chủ yếu ở da, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, nội tạng của cơ thể

Định nghĩa bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một nhóm các rối loạn từ rối loạn tương đối lành tính, thuần khiết, chỉ khu trú ở da, đến rối loạn hệ thống nặng và đe dọa cuộc sống, có ảnh hưởng tới da không đáng kể nhưng lại gây tổn thương nặng và tiến triển đến các cơ quan khác như thận.

triệu chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống 

Ban hình cánh bướm là một triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ

Dịch tễ của bệnh lupus

Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-40 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới so với nam giới là 9:1. Người da đen có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với người da trắng; tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người da đen, theo sau là người châu Á và thấp nhất ở người da trắng.

Người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn khác có nguy cơ mắc bệnh lupus cao hơn, nguy cơ này tăng lên khi số lượng thành viên trong gia đình mắc bệnh tăng hay bệnh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp không có tiền sử gia đình.

Phân loại bệnh lupus

Trải qua nhiều thời kỳ, lupus ban đỏ đã được gọi tên, phân loại với nhiều tên khác nhau như: lupus ban đỏ mạn tính, cấp tính, bán cấp, lupus ban đỏ hình đĩa, lupus ban đỏ rải rác, lupus ban đỏ hệ thống.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, cơ chế bệnh sinh của lupus ban đỏ đã được xác định một cách cơ bản. Dựa trên những nghiên cứu về căn sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng, tiến triển bệnh, ngày nay người ta chia lupus ban đỏ thành các thể chính:

-  Lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển.

-  Lupus ban đỏ hệ thống.

Nguyên nhân gây bệnh lupus

Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có liên quan đến việc khởi phát bệnh lupus:

- Di truyền: đây là một trong những mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Người ta đã xác định được các “gen” có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đó là HLA-B8, HLA-DR3, HLA-DRw52, HLA- DQw1.

- Rối loạn miễn dịch: có hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch ở các người bị lupus ban đỏ hệ thống. Các lympho T không kiểm soát được hoạt động của các tế bào lympho B. Do vậy, khi cơ thể bị nhiễm trùng kinh diễn hay các yếu tố ngoại lai tác động (ánh nắng, hóa chất, thuốc…) các tế bào bị biến đổi và trở thành “lạ” đối với cơ thể mình (hay còn gọi là tự kháng nguyên), lympho B không bị kiểm soát sẽ tăng sinh để sản xuất một lượng lớn các tự kháng thể chống lại các tự kháng nguyên đó. Tự kháng thể kết hợp với các tự kháng nguyên tạo thành phức hợp miễn dịch lắng đọng tại các mao mạch, cơ quan, tổ chức, cùng với các bổ thể gây nên các hiện tượng bệnh lý.

Với bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa kinh điển, không tìm thấy kháng thể kháng chuỗi kép và chuỗi đơn của ADN, hơn nữa nồng độ bổ thể trong huyết thanh vẫn bình thường nên người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của thể này khác với lupus ban đỏ hệ thống, nhưng rối loạn miễn dịch vẫn là yếu tố được quan tâm.

-  Giới: lupus ban đỏ hệ thống hay gặp ở nữ giới, trẻ tuổi và một số nghiên cứu cũng cho thấy dường như hormon sinh dục nữ cũng liên quan đến bệnh sinh của bệnh.

- Thuốc: một số thuốc có khả năng gây bệnh giống như lupus đã được xác định như procainamid,… Các thuốc tránh thai cũng đóng vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.

- Nhiễm trùng: đặc biệt là các nhiễm trùng kinh diễn.

- Ánh nắng mặt trời: kích thích làm phát bệnh hay làm bệnh nặng thêm.

Hiện nay cũng có những nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh của bệnh lupus, về các gen có thể có liên quan như gen C4A, bất thường trong tế bào T hay TCR… Dù nguyên nhân của bệnh là gì, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và hy vọng sớm có lời giải trong tương lai gần.

Triệu chứng của bệnh lupus

Lupus thể ban đỏ dạng đĩa kinh điển chỉ biểu hiện ở da, không có tổn thương nội tạng và các cơ quan khác. Các triệu chứng chỉ xuất hiện vào mùa hè. Thương tổn hay gặp ở vùng hở, tuy nhiên, chúng có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đám thương tổn bao gồm:

-  Dát đỏ: hay gặp ở trán, má, tai, đầu. Các dát đỏ tiến triển lan rộng ra xung quanh và hơi nổi cao hơn mặt da.

-  Vảy da: vảy da khó bong.

-  Dày sừng: quanh lỗ chân lông.

-  Teo da: ở vùng trung tâm các dát đỏ.

Một số ít người mắc có các thương tổn ở môi, miệng. Các thương tổn có thể quá sản, phì đại.

Với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh gây tổn thương trên da và cả trên các cơ quan nội tạng.

Trên da: có tổn thương dạng dát đỏ, hình cánh bướm ở hai má, mặt. Dát này hơi phù, tồn tại nhiều tuần, tháng. Sau một thời gian xuất hiện thêm ban đỏ ở tay, chân và các vùng khác. Các dát này rất nhạy cảm với ánh nắng. Ngoài ra có thể có dát xuất huyết; bọng nước; loét đầu ngón tay, chân; loét niêm mạc miệng, hầu họng, mũi; rụng tóc…

Toàn thân: sốt, mệt mỏi, gầy sút, đặc biệt trong giai đoạn bệnh tiến triển.

Trên khớp: trên 90% người bị lupus có biểu hiện viêm khớp, đau khi cử động, đi lại. Các khớp hay bị viêm là khớp gối, cổ tay, ngón chân.

Trên thận: tổn thương thận gặp ở khoảng 60% người mắc.

Trên tim mạch: có thể có viêm cơ tim, viêm ngoại tâm mạc…

Ngoài ra còn có các thương tổn trên phổi, thần kinh, tiêu hóa, hạch lympho và huyết học.

Hỗ trợ Điều trị bệnh lupus

Hỗ trợ Điều trị tại chỗ: bôi các thuốc mỡ corticoid.

Hỗ trợ Điều trị toàn thân:            

Hỗ trợ Điều trị bằng thuốc:

Các thuốc thường được sử dụng để Hỗ trợ điều trị bệnh lupus bao gồm:

+ Corticoid: có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, là thuốc quan trọng nhất. Liều lượng tùy theo từng giai đoạn và tiến triển của bệnh.

+ Các thuốc ức chế miễn dịch khác: azothioprin, cyclosporin. Phối hợp với corticoid hoặc dùng đơn độc. Tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ.

Ngoài ra có các hỗ trợ điều trị mới đang trong thời gian thử nghiệm: kháng thể đơn dòng chống interleukin 10, thử nghiệm Bromocrptine và ghép tế bào gốc…

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Là một biện pháp đang được khuyên dùng cho căn bệnh mạn tính này. Các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên, chứa các thành phần thảo dược có tác dụng điều hòa miễn dịch như sói rừng, nhàu; chống viêm như nhũ hương, hoàng bá, giải độc như thổ phục linh hay cung cấp thêm năng lượng cho tế bào như L-carnitine fumarate. Hiện nay các thảo dược này đã được kết hợp hoàn hảo trong một sản phẩm sản xuất dưới dạng viên tiện dùng, đó là Kim Miễn Khang. Khác với các sản phẩm nguồn gốc hóa dược, Kim Miễn Khang được biết đến với  dụng điều hòa miễn dịch rất mạnh, ức chế rất đặc hiệu, tức là chỉ tác động với các tế bào miễn dịch bất thường (những tế bào tấn công những mô còn khỏe mạnh của cơ thể). Vì vậy, người dùng có thể dùng sản phẩm này để hỗ trợ điều trị trong thời gian dài mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ.

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau

Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bị lupus ban đỏ

Về dinh dưỡng:

-  Chế độ ăn giàu kali: các loại trái cây như chuối, dưa, cam, mận…

-  Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: sữa, kem, phô mai, bắp cải, đậu nành, cá hồi, các loại đậu khô.

-  Ăn các loại thức ăn nhiều kẽm: gà, vịt, trứng, hải sản, sò.

-  Ăn các thực phẩm giàu chất sắt: trái cây, rau đậu, ngũ cốc, gan, thịt bò, thịt heo, cá.

-  Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C: dâu tây, bắp cải, cam.

-  Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B6: cá, gia cầm, thịt, ngũ cốc, bánh mì, gan, quả bơ, đậu xanh, chuối, các loại hạt, khoai tây, rau xanh.

- Tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin D: trứng, bơ sữa, dầu cá, ngũ cốc…

Ngoài ra, người lupus ban đỏ cần hạn chế các thức ăn ít các chất béo no và cholesterol.

Về sinh hoạt

Chú ý tránh nắng bằng các loại kem chống nắng, quần áo dài; tránh căng thẳng, stress; tập thể dục vừa sức để hạn chế ảnh hưởng trên cơ khớp, tim, phổi; nghỉ ngơi hợp lý.

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, chưa có biện pháp giúp hỗ trợ chữa khỏi hoàn toàn. Người dùng cần chú ý dùng thuốc hỗ trợ điều trị đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, tự chăm sóc với lối sống hợp lý, dùng thêm các sản phẩm như Kim Miễn Khang để giúp hỗ trợ ổn định bệnh tốt nhất.

Nhận xét của PGS.TS Phạm Văn Hiển về tác dụng của Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn

* Tùy vào cơ địa mỗi người có tác dụng khác nhau

Năm 2009, chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc hỗ trợ điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một người tên Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc tây được chuyên gia kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang, hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa”.

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau

 sản phẩm Kim Miễn KhangKim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”

Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” 

Trong năm 2015, Kim Miễn Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội khoa học và công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam bình chọn và nằm trong top 100 sản phẩm - dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam 2015 do tạp chí tư vấn Tiêu và Dùng (thời báo Kinh tế Việt Nam) khảo sát.

Để biết thêm thông tin về bệnh lupus ban đỏ vui lòng liên hệ số điện thoại  0916 757 545 / 0916 755 060.

Chuyên gia miễn dịch học