Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh lupus, rất có thể câu hỏi đầu tiên mà bạn quan tâm đó là: Lupus ban đỏ sống được bao lâu? Căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong, nhưng hiện nay, hầu hết bệnh nhân lupus vẫn có thể đạt tuổi thọ như người bình thường. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Mắc bệnh lupus sống được bao lâu?

Cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào giúp hỗ trợ chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ về y học trong 2 thập kỷ vừa qua, trên 95% số bệnh nhân lupus đã sống thêm được ít nhất 10 năm. Thậm chí, nhiều người đã đạt tuổi thọ như bình thường.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, có nhiều yếu tố giúp tăng tỷ lệ sống ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, đó là:

- Những cải tiến trong phân loại bệnh nhân.

- Chẩn đoán bệnh sớm hơn.

- Hỗ trợ điều trị tích cực hơn với các loại thuốc mới.

- Hỗ trợ điều trị tích cực các bệnh liên quan, biến chứng như tăng huyết áp, nhiễm trùng, suy thận,…

Hiện nay, tiên lượng của bệnh lupus ban đỏ rất tốt. Nếu theo dõi và điều trị chặt chẽ, 80-90% số người bệnh lupus có thể sống bình thường. Mặc dù chưa thể chữa khỏi hoàn toàn lupus ban đỏ nhưng bệnh có thể kiểm soát được. 

Một số người bị nhẹ, những người khác ở mức độ trung bình, nhiều trường hợp nặng sẽ khó điều trị và kiểm soát hơn. Khi lupus ban đỏ bùng phát nghiêm trọng, bệnh có thể đe dọa tính mạng.

Benh-lupus-ban-do-co-the-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang.webp

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Người mắc lupus ban đỏ thường tử vong vì các biến chứng của bệnh. Trước đây, suy thận là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân lupus. Nhưng hiện nay, nguyên nhân thường là do các biến chứng khác và tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ điều trị như nhiễm trùng, bệnh tim, ung thư,…

Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong do lupus đơn thuần chiếm khoảng 1/3 trường hợp, 2/3 còn lại là bởi biến chứng của bệnh hoặc thuốc hỗ trợ điều trị (đặc biệt là thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch).

Tuổi thọ của người mắc cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những người mắc bệnh lupus ở mức độ nặng có tuổi thọ ngắn hơn do nguy cơ bị biến chứng càng nhiều và số thuốc phải dùng cũng lớn hơn.

Tuy nhiên, đừng mất hy vọng vào việc hỗ trợ điều trị! Các số liệu thống kê cho thấy, nếu hỗ trợ điều trị tích cực, 80-90% số bệnh nhân lupus có thể sống thọ như bình thường.

Biến chứng bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra một số triệu chứng như: 

Hệ thần kinh

Theo nghiên cứu, một nửa số người mắc bệnh lupus bị ảnh hưởng đến nhận thức. Trung bình cứ 5 người thì có 1 người bị đau đầu, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng và thậm chí là đột quỵ.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ là hình thành cục máu đông. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.

Mắt

Một số vấn đề về mắt thường gặp ở người mắc bệnh lupus ban đỏ, bao gồm:

  • Thay đổi da xung quanh mắt.
  • Khô mắt.
  • Lớp bảo vệ màu trắng của mắt bị viêm.
  • Thay đổi mạch máu trong võng mạc ở 28% số người mắc bệnh.
  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát chuyển động và thị lực của mắt.
  • Đục thủy tinh thể.
  • Suy giảm thị lực.
  • Mất thị lực.

Miệng

Lupus ban đỏ có thể dẫn đến loét miệng. Đây là tình trạng phổ biến nhất và xảy ra ở khoảng 4 - 45% những người mắc bệnh lupus ban đỏ.

Thận

Theo thống kê, cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh lupus có thể bị viêm thận lupus. Bệnh gây ra một số triệu chứng điển hình như:

  • Tăng cân.
  • Bọng mắt ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân và bàn tay.
  • Máu trong nước tiểu.
  • Huyết áp cao.

Bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, thậm chí tiến triển thành suy thận. 

Lupus-ban-do-co-the-gay-bien-chung-tren-than.webp

Lupus ban đỏ có thể gây biến chứng trên thận

Da

Nhiều người mắc bệnh lupus gặp các vấn đề về da như phát ban hoặc lở loét rất phổ biến. Có tới 70% số người mắc bệnh lupus nhạy cảm với tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời.

Phát ban hình cánh bướm xuất hiện trên má và mũi ở khoảng 40% số người mắc bệnh. Phát ban này thường lấm tấm hoặc đỏ và hơi nổi lên trên toàn bộ khu vực.

Tim

Biến chứng trên tim không chỉ thường gặp ở bệnh lupus ban đỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh. Hơn một nửa số người bệnh lupus ban đỏ phát triển bất thường ở tim.

Chị Nga thân mến, mặc dù bệnh lupus ban đỏ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị thì cũng không quá đáng lo. Bên cạnh điều trị bằng tây y, chị có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang. 

Kim Miễn Khang chứa thành phần chính là cây sói rừng tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây lupus ban đỏ (do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn). Sản phẩm còn được kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: Cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá, chiết xuất nhũ hương,... giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da, hạn chế bệnh tái phát hiệu quả. 

Tac-dung-cua-Kim-Mien-Khang-voi-benh-lupus-ban-do.webp

Tác dụng của Kim Miễn Khang với bệnh lupus ban đỏ

Kim-Mien-Khang-&-Explaq-giup-cai-thien-benh-lupus-ban-do-hieu-qua.webp 

Kim Miễn Khang & Explaq giúp cải thiện bệnh lupus ban đỏ hiệu quả

Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị nên sử dụng kết hợp cùng với kem bôi da Explaq. Kem bôi thảo dược Explaq chứa chitosan có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Đặc biệt khi kết hợp với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh liền sẹo,... chitosan đóng vai trò như chất dẫn dược chất đến đích, điều chỉnh sự phân bố của dược chất, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da, tránh các tác động của môi trường.

Nếu còn thắc mắc về bệnh lupus ban đỏ hoặc sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, chị vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 (Zalo/Viber).

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/314431#effects

https://www.lupus.org/resources/prognosis-and-life-expectancy

https://www.medicinenet.com/how_long_can_you_live_with_lupus_nephritis/article.ht