Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Một số người chỉ gặp một số triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác lại có triệu chứng nặng nề hơn.

3 triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ

3 triệu chứng chính của bệnh lupus ban đỏ là mệt mỏi, đau khớp và phát ban đỏ.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của bệnh lupus ban đỏ. Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ đủ giấc hay thậm chí là nhiều hơn. Các công việc hàng ngày như việc nhà hay công việc văn phòng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Mệt mỏi khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu và buồn bã hay thậm chí là bị trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và đời sống xã hội của người bệnh.

Đau khớp

Nhiều người bệnh lupus có thể bị đau khớp bàn tay, bàn chân. Đau thường nặng hơn vào buổi sáng, có thể có cứng khớp. Triệu chứng đau khớp do bệnh lupus cũng khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bệnh lupus không gây biến dạng khớp hay gây tổn thương vĩnh viễn như các bệnh xương khớp khác.

 Ban hình cánh bướm là một triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ

Ban hình cánh bướm là một triệu chứng điển hình của bệnh lupus ban đỏ

Ban đỏ

Phần lớn những bệnh nhân lupus có ban đỏ trên da, vị trí thường gặp nhất là trên mặt, cổ tay và bàn tay. Ban đỏ trên má và sống mũi là một dạng phát ban điển hình, được gọi là "ban hình cánh bướm". Ban đỏ do bệnh lupus có thể được cải thiện sau một vài ngày hoặc vài tuần, nhưng triệu chứng này cũng có thể kéo dài hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Ban đỏ do lupus đôi khi có thể gây ngứa hoặc đau và thường nặng hơn khi vùng da đó tiếp xúc với ánh nắng. 

Ngoài 3 triệu chứng điển hình mà hầu hết bệnh nhân lupus đều gặp, người bệnh lupus có thể gặp một số triệu chứng khác như sốt, nổi hạch (các tuyến trên cơ thể, cổ, nách, bẹn), loét miệng, rụng tóc, tăng huyết áp, đau đầu,…

Nếu bạn có 3 triệu chứng điển hình của bệnh lupus, cùng với các triệu chứng khác đã liệt kê ở trên; những triệu chứng này kéo dài hoặc nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh.

Làm gì khi bị lupus ban đỏ?

Nếu bạn đã đi khám và được chẩn đoán bị lupus ban đỏ. Điều bạn cần làm là tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc và các lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng, đủ liều, đúng thời gian. Bên cạnh đó, bạn nên tự tìm hiểu thêm về bệnh, có thể đọc thêm các bài viết khác trên trang web lupusbando.co để có thể tự quản lý căn bệnh mạn tính này. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như sản phẩm Kim Miễn Khang. Là một sản phẩm thiên nhiên, chứa các thảo dược quý như sói rừng, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá…, Kim Miễn Khang có tác dụng tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, giúp giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng trong bệnh lupus ban đỏ.

Năm 2009, chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh, Quảng Trị) phát hiện mình nổi mảng ban đỏ hình cánh bướm ở trên mặt, đối xứng qua sống mũi. Không những thế, khớp cổ chân chị còn bị sưng lên, đi lại rất nặng nề và đau. Sau khi khám và xét nghiệm máu, chị được chẩn đoán là lupus ban đỏ và cho thuốc hỗ trợ điều trị. Nhưng bệnh vẫn làm chị rất khó chịu và mệt mỏi. Tình cờ đọc được thông tin một bệnh nhân tên Nga ở Nam Định cũng bị như chị, sau một thời gian dùng Kim Miễn Khang bệnh tình đã thuyên giảm rất nhiều, chị liền mua về dùng, kết hợp với đơn thuốc tây được bác sĩ kê. Sức khỏe của chị hồi phục nhanh chóng, chị đi lại nhẹ nhàng, hoạt bát hơn. “Đồng nghiệp trong trường cũng vui lây với tôi, ai cũng bảo thấy da dẻ tôi hồng hào hơn, đặc biệt tôi không còn hoang mang, suy sụp như trước kia nữa nên bệnh tình càng thuyên giảm nhiều. Giờ tôi vẫn dùng Kim Miễn Khang, hy vọng bệnh tình sẽ cải thiện hơn nhiều nữa”.

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau

Thu Hà

Nếu muốn được tư vấn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cách hỗ trợ điều trị, hãy gọi đến số 04.38461530 hoặc 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ!